Espresso là gì? Nguồn gốc, cách pha Espresso và lưu ý
Espresso là gì? Nguồn gốc và thành phần bao gồm các nguyên liệu gì? Cách pha Espresso như thế nào? Tùy vào sở thích và khẩu vị của từng người sẽ phù hợp với từng cách pha cà phê thích hợp. Tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại cà phê này đồng thời nắm vững các nguyên tắc vàng khi pha chế!
Nội dung
Tổng quan về cafe espresso
Espresso là gì?
Espresso là gì? Nhiều người nghĩ Espresso là một loại cà phê nhưng thực chất đây là một phương pháp pha cà phê trong thời gian rất ngắn dưới áp suất lớn cùng với nhiệt độ nước nóng phù hợp. Cà phê rang xay mịn sẽ được cho vào thiết bị có tấm lọc, nước nóng sẽ đi qua phần bột cà phê để chiết xuất ra nước với tất cả hương vị nồng nàn đặc trưng.
Đặc điểm nổi bật của cà phê Espresso đó là phần lớp bọt màu nâu được tạo ra từ dầu nhũ hóa trong hạt cà phê. Chính lớp bọt này cũng trở thành tiêu chuẩn để đánh giá tay nghề của các barista và độ thơm ngon của ly cà phê.
Nguồn gốc và sự phát triển của espresso
Espresso xuất hiện bắt nguồn từ nước Ý vào những năm 1930 và dần trở nên phổ biến trong các quán bar tại đây. Một thời gian sau, cà phê Espresso đã nhanh chóng lan sang các nước Châu Âu khác như Tây Ban Nha, Anh và trở thành thức uống ưa chuộng của giới trẻ lúc bấy giờ.
Tại Mỹ, người ta thưởng thức cà phê Espresso chung với các hương liệu siro để tăng thêm mùi vị cho thức uống. Tính đến hôm nay, dù cho sự xuất hiện và thâm nhập của nhiều loại cà phê đình đám khác như Latte, Cappuccino, Macchiato,.. thì Espresso vẫn luôn có chỗ đứng nhất định trong lòng người mộ điệu cà phê tại các quốc gia Trung Đông, Châu Á.
Thành phần của espresso
Dù chọn cách pha cafe Espresso nào thì thành phẩm cuối cùng vẫn sẽ bao gồm 2 lớp sau đây:
- Lớp bọt Crema: Đây là lớp màng xuất hiện phía trên bề mặt cà phê tạo nên óng ánh và lấp lánh cho thức uống. Lớp bọt này được tạo ra bởi khí CO2 và một số tinh chất dầu trong hạt cà phê nên có màu nâu vàng và hương vị khá đắng.
- Lớp Liquid: Đây là phần nước cà phê bên dưới mang đến hương vị chính cho ly Espresso.
Lượng caffeine của một tách Espresso là bao nhiêu?
Để biết được lượng caffeine của một tách Espresso, người ta thường so sánh với những dòng cà phê thông thường như sau:
Cà phê Espresso | Cà phê thông thường | |
Hàm lượng Caffeine | Trong khoảng từ 40-75mg caffeine/30ml. | Dao động từ 80-150mg caffeine/250ml. |
Thức uống sử dụng | Americano, Piccolo, Mocha, Macchiato, Latte, Cappuccino, Flat white,… | Cà phê phin truyền thống, cold brew, freeze dried, cà phê túi lọc, pha vợt,… |
Các nguyên tắc pha cafe espresso cần nhớ
Việc nắm được các nguyên tắc pha Espresso cơ bản sẽ giúp bạn tạo ra ly cà phê chuẩn vị, và khai thác được những hương vị đặc trưng của cà phê đặc sản. Hãy tham khảo ngay 4 nguyên tắc sau đây:
Trộn espresso (miscela)
Nguyên tắc đầu tiên cần nắm đó là trộn các loại cà phê khác nhau theo một tỷ lệ thích hợp để tạo ra hương vị cà phê riêng biệt. Những loại cà phê có thể kết hợp được sản xuất từ Peru, Brazil, Mexico, Panama.
Rang espresso (mano)
Cách pha cà phê có dậy mùi hay không còn tùy thuộc vào mức độ thành công của mẻ rang. Để giữ được hương vị vốn có và khai thác tối ưu vị chua, đắng của cà phê, nghệ nhân rang cần lựa chọn nhiệt độ phù hợp cũng như vận dụng nguyên lý truyền nhiệt trong quá trình rang.
Xay espresso (macinazione)
Điều quan trọng của việc xay cà phê đó là hạn chế để cà phê tiếp xúc với không khí quá lâu. Do đó, quá trình xay cà phê cần diễn ra nhanh chóng, dao động trong khoảng từ 23-28 giây.
Pha espresso (macchina)
Tại bước pha Espresso, người pha chế cần thực hiện đúng và đủ các trình tự sau đây để đảm bảo tạo ra ly cà phê Espresso chất lượng nhất. Trước hết, hãy cho một lượng bột cà phê vừa đủ vào bộ lọc Porta rồi nén với lực vừa phải bằng dụng cụ nén chuyên dụng.
Tiếp theo, bạn cần ổn định nhiệt độ nước bằng cách xả nước nóng khoảng 5 giây trên máy pha cà phê. Sau đó, gắn bộ lọc Port vào và nhấn nút để nước nóng đi qua bột cà phê, chiết xuất ra phần nước cà phê Espresso tinh túy nhất.
Hầu hết các loại cà phê Ý hấp dẫn hiện nay như Latte, Cappuccino, Macchiato,… đều cần có Espresso để làm cà phê nền. Do đó, bất kỳ ai yêu thích cà phê đều nên tập cách pha Espresso đúng chuẩn để thưởng thức ly cà phê chất lượng nhất.
Cách pha cà phê Espresso bằng máy
Nguyên liệu
Việc chọn nguyên liệu cà phê chính là khâu quan trọng làm nên hương vị thơm ngon của thành phẩm. Bạn có thể lựa chọn và kết hợp các loại cà phê theo sở thích hoặc chỉ sử dụng một loại cà phê mộc duy nhất. Thông thường, nhiều người sẽ pha trộn cà phê Robusta và cà phê Arabica để quyện đủ hương vị đắng, chua, ngọt.
Một lưu ý nữa đó là hãy sử dụng cà phê nguyên chất không pha lẫn phụ gia hay hương liệu để giữ đúng hương vị đặc trưng của cà phê đặc sản, ít gây hại cho sức khỏe người dùng.
Thiết bị
Trường hợp bạn mua cà phê rang mộc thì cần thêm một chiếc máy xay cà phê. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và thời gian, hãy chuẩn bị trước cà phê rang xay thành bột.
Một số dụng cụ pha chế khác có thể kể đến như ly tách, máy pha cà phê, khăn lau, đường nước hoặc đường cát,…
Định lượng
Tùy theo khẩu vị và sở thích của người uống mà có cách làm Espresso với mức định lượng riêng. Nếu bạn chưa tìm được bí quyết pha chế, hãy thử tham khảo định lượng chuẩn theo hướng dẫn của các chuyên gia pha chế sau đây:
- Bột cà phê: 7Gram.
- Nhiệt độ nước sôi: 88-92 độ C.
- Thời gian chiết xuất cà phê: 25 giây.
- Dung tích nước cà phê thu được: 25ml.
- Nhiệt độ nước cà phê dao động từ 64-70 độ C.
- Hàm lượng Caffeine: 40mg/tách.
- Hàm lượng chất béo: 2mg/ml.
Cách pha
Bước 1: Rửa sạch và làm khô bộ lọc Porta trước khi cho bột cà phê vào. Tiếp theo, nén bột cà phê bằng dụng cụ nén chuyên dụng (Tamper) với một lực vừa phải.
Bước 2: Nhấn nút trên máy để xả nước nóng, ổn định nhiệt độ của nước. Sau đó, gắn bộ lọc Porta có chứa bột cà phê vào máy.
Bước 3: Chuẩn bị tách để dưới vòi Porta sau đó nhấn nút xả nước nóng. Nước nóng sẽ đi qua bột cà phê chiết xuất ra phần nước túy chảy xuống tách bên dưới. Ly cà phê thành phẩm sẽ có lớp nước màu đen và phần nâu nhạt bên trên.
Lưu ý khi pha espresso
Nhìn chung, cách pha cafe Espresso tương đối đơn giản nếu bạn chuẩn bị đầy đủ cũng như nắm được cách thiết lập và vận hành máy. Để quá trình này diễn ra thuận lợi hơn, hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Nên lưu trữ cà phê rang mộc và chỉ xay thành bột khi sử dụng để hạn chế bay mùi cà phê. Tuy nhiên, nếu bảo quản cà phê dưới dạng bột, hãy sử dụng những túi chuyên dụng để giữ được mùi thơm lâu nhất có thể.
- Lượng bột cà phê sử dụng cho một tách Espresso dao động từ 7-10gr.
- Nhiệt độ nước tối ưu từ 88-92 độ C, tối đa nhất là 95 độ C.
- Lưu ý về độ mịn của bột cà phê khi xay. Nếu bột quá mịn sẽ khiến nước nóng đi qua dễ dàng và không đọng lại hương vị đậm đặc. Tuy nhiên, nếu bột cà phê còn thô, nước nóng khó thẩm thấu và khiến hương vị cà phê bị nhạt.
- Áp suất nước nên thiết lập ở 9 bars.
- Thời gian chiết xuất cà phê nên cài đặt chỉ từ 25-30 giây. Lúc này, lượng cà phê thu được từ 25-30ml.
- Khi nén cà phê, nên dùng lực vừa phải với temper từ 15-20kg để bột cà phê dính với nhau vừa đủ, đồng thời tạo điều kiện cho nước nóng thẩm thấu phần bột với tốc độ tiêu chuẩn.
Để hình dung rõ hơn về cách làm Espresso, hãy tham khảo video hướng dẫn chi tiết sau:
Cách pha cà phê espresso không dùng máy
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm bột cà phê, nước sôi cùng các dụng cụ bình pha cafe, tách và cân định lượng, nhiệt kế đo nhiệt độ, ấm đun nước.
Bước 2: Dùng ấm đun nóng nước sôi đến nhiệt độ 90 độ C. Tiếp theo, cho bột cà phê vào bình pha rồi lắc nhẹ để dàn đều cà phê. Sau đó, rót 120ml nước sôi vào bình, khuấy đều tay rồi để yên trong 30 giây.
Bước 3: Nhấn pit-tong của bình xuống hết cỡ để chiết xuất tinh túy cà phê. Lấy bình cà phê ra và thành phẩm Espresso thơm ngon như quán cà phê.
Một vài biến thể của cà phê Espresso
Cà phê Espresso tạo ra nhiều biến thể khác nhau và dần trở nên thịnh hành hơn trong thực đơn đồ uống của nhiều nhà hàng, quán bar, quán cà phê hiện nay.
Cà phê Americano
Cà phê Americano là biến thể phổ biến nhất của Espresso với cách pha chế đơn giản. Bạn chỉ cần pha thêm 40-70ml nước nóng vào một shot Espresso là đã tạo ra ly Americano thơm ngon, thanh nhạt.
Cà phê Tobio
Cà phê Tobio là sự biến tấu thú vị của cách pha Espresso khi kết hợp thêm cà phê truyền thống theo tỷ lệ 1:1. Vì thế, hương vị cà phê Tobio trung hòa và trở nên dịu nhẹ, bớt đắng hơn hẳn.
Cà phê Lungo
Không giống như cách pha Espresso thêm nước nóng của Americano, cà phê Lungo sử dụng lượng nước nhiều hơn trong quá trình pha chế Espresso. Từ đó, thu được lượng cà phê nhiều hơn với vị ít đậm hơn so với cà phê Espresso truyền thống.
Espresso Romano
Espresso Romano là sự hòa quyện tuyệt vời của vị đắng của cà phê, vị chua của chanh lẫn với vị ngọt của đường. Biến thể độc đáo này chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm mới lạ cho các tín đồ sành sỏi cà phê.
Phân biệt tỷ lệ pha các loại cà phê Espresso
Mỗi loại cà phê Espresso có hương vị khác nhau đòi hỏi tỷ lệ thành phần và cách pha không giống nhau. Cụ thể:
- Lungo Espresso: Loại cà phê này có tỷ lệ pha giữa các thành phần cao nhất từ 1:3 hoặc 1:4. Tức là, cứ 7gr cà phê sẽ tạo ra khoảng 30ml nước cà phê Espresso.
- Ristretto Espresso: Tỷ lệ pha cà phê 1:1 hoặc 1:2, nghĩa là 7gr cà phê sẽ thu được 7-10ml nước Espresso.
- Normale Espresso (Espresso truyền thống): Tỷ lệ thành phần 1:2 hoặc 1:3, đồng nghĩa với việc 7gr bột cà phê sẽ chiết xuất ra khoảng 25ml Espresso.
Cách uống Espresso
Mỗi loại cà phê sẽ có một cách uống khác nhau để thưởng thức được hương vị thơm ngon nhất. Cà phê Espresso chỉ thực sự ngon nhất khi uống ngay sau khi pha xong. Bởi vì lớp crema nâu nhạt phía trên sẽ tiếp xúc với không khí và bị hòa tan dần, hương vị Espresso cũng sẽ giảm dần theo thời gian.
Chính vì thế, đừng bao giờ thưởng thức Espresso khi quá nguội hoặc không có lớp Crema bên trên vì có thể cà phê đã pha chế xong khá lâu hoặc trình độ barista pha chế không được chuyên nghiệp.
Khi ngấm vị cà phê Espresso, bạn sẽ cảm thấy hương thơm nồng nàn thoang thoảng nhưng vẫn thanh thoát và dịu nhẹ. Sau khi uống xong, vị ngọt sẽ đọng lại khá lâu trong khoang miệng và hơi thở của bạn. Bạn có thể lựa chọn uống nóng hoặc uống lạnh tùy vào sở thích và khẩu vị.
Tuy nhiên, Espresso không thích hợp để thưởng thức quá lâu hay ngồi nhâm nhi ngắm đường phố. Thức uống này phù hợp với một buổi sáng thường nhật của người bận rộn, vừa ăn bánh vừa uống hớp cà phê để tái tạo năng lượng bắt đầu ngày mới.
Sự khác nhau giữa cà phê phin và Espresso
Mới nhìn vào nhiều người lầm tưởng cà phê phin và Espresso là giống nhau. Tuy nhiên, với những người sành sỏi thì sẽ cảm nhận được hương vị khác biệt của hai loại cà phê này. Bạn có thể phân biệt dựa vào những yếu tố sau:
Tiêu chí | Cà phê Espresso | Cà phê phin |
Bột cà phê | Mịn vừa phải. | Không cần thiết quá mịn. |
Thời gian pha cà phê | Nhanh chóng. | Chậm. |
Nguyên lý chiết xuất cà phê | Dùng áp suất hơi nước nóng. | Thẩm thấu nhỏ từng giọt |
Màu sắc nước cà phê | Có lớp crema nâu nhạt vàng óng phía trên và nước cà phê đen bên dưới. | Màu cà phê đậm hơn và thỉnh thoảng có lớp dầu phía trên. |
Tóm lại, cách pha Espresso tương đối đơn giản nếu chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu cần thiết. Tuy nhiên, mỗi cách biến tấu sẽ tạo ra những hương vị cà phê khác biệt. Tùy vào sở thích và khẩu vị của mình để lựa chọn loại cà phê và phương thức pha thích hợp. Đừng quên liên hệ với Thiên Hạt Coffee để tìm mua cà phê rang mộc chất lượng cho ly Espresso của bạn!
- Cửa hàng: Thiên Hạt Coffee – 1A Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/ThienHatSpecialtyCoffee
- Website: https://thienhatcoffee.com/
- Email: info@thienhatcoffee.com
- Hotline: 0868097970